BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ XE Ô TÔ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TẠI TOYOTA KIÊN GIANG
Bạn có biết bộ phận nào được xem là “trái tim” của chiếc xe không? Bộ phận quan trọng nhất này gọi tên động cơ. Đây là bộ phận giữ vai trò trọng tâm trong quá trình duy trì và khả năng vận hành của xe ô tô Toyota Kiên Giang.
Động cơ quyết định xe của bạn có bền bỉ và mạnh mẽ hay không. Thay vì bạn chờ tới lúc xe gặp phải những trục trặc và hư hỏng mới đem xe đi sửa hay thay thế động cơ thì bạn nên tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra động cơ thường xuyên để kị thời phát hiện ra những dấu hiệu xuống cấp của động cơ và có biện pháp khắc phục.
Nhiều người lầm tưởng rằng hoạt động của động cơ chủ yếu là ác quy, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này được bổ trợ bởi rất nhiều bộ phận khác và mỗi phần lại có một quy trình và yêu cầu kiểm tra cũng như bảo dưỡng khác biệt tùy thuộc vào số km hay điều kiện sử dụng cụ thể.
1. Thay dầu xe Toyota Kiên Giang
Chức năng của các loại dầu nhớt trong xe là giúp bôi trơn các bộ phận để xe vận hành mượt mà hơn. Sau khi sử dụng một thời gian, dầu máy dần thoái hóa và mất đi hiệu quả bôi trơn ban đầu, cùng với đó là sự giảm dần của mức dầu.
Nếu chủ sở hữu chủ quan và không bổ sung thêm dầu động cơ đúng thời điểm sẽ tăng quá trình ma sát giữa các bộ phận, gây ra hao mòn các chi tiết cơ khí, ngoài ra còn khiến động cơ dễ bị nhiễm bẩn hoặc quá nóng từ đó gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Chủ sở hữu xe cần chú ý kiểm tra mức dầu cũng như thay dầu động cơ thường xuyên thông qua việc tham khảo ý kiến và hướng dẫn của các kỹ thuật viên hoặc những người có kinh nghiệm với xe ô tô, đặc biệt là xe Toyota An Giang.
Đối với những chiếc xe Toyota An Giang vận hành bình thường, khoảng 1500 km là nên kiểm tra và bổ sung nếu thiếu dầu. Đặc biệt, bạn cần thay dầu và bộ phận lọc dầu mỗi 5000 km. Với bộ lọc dầu được thay mới, xe của bạn sẽ vận hành trơn tru với cảm giác như lúc mới dùng nhờ việc giữ cho các bộ phận bên trong thoáng khí và được bôi trơn hiệu quả.
2. Kiểm tra hệ thống làm mát
Việc nhiên liệu bị đốt cháy trong quá trình vận hành đã khiến cho động cơ sinh ra rất nhiều nhiệt, hệ thống làm mát có nhiệm vụ đưa nhiệt độ của hệ thống xe ở trạng thái trung bình. Bạn cần phải kiểm tra nước trong hệ thống làm mát một cách thường xuyên và bổ sung kịp thời nước dưới mức tiêu chuẩn. Một lưu ý là ngoài việc kiểm tra mực nước bạn còn phải kiểm tra việc nước trong hệ thống có bị rò rỉ hay không. Nước rò rỉ thường ở trong khoang động cơ hoặc có thể phát hiện tại chỗ đậu xe với nước màu xanh lá cây, cam hoặc đỏ. Tương tự như dầu máy, hệ thống làm mát cần được kiểm tra mỗi 1500 km và thay mới khi xe chạy 20.000 km.
3. Thay bộ phận lọc nhiên liệu
Bộ lọc nhiên liệu có nhiệm vụ giữ cho các hạt cặn hoặc mảnh vỡ nhỏ đến từ nhiên liệu không đi qua đường dẫn nhiên liệu vào động cơ. Nếu chủ sở hữu xe không chú ý thay thế bộ phận này sau thời gian dài thì các loại cặn bẩn sẽ xâm nhập vào động cơ làm ảnh hưởng đến hiệu quả đốt cháy và hệ thống vận hành.
Việc bộ lọc nhiên liệu nằm không tách biệt và lộ ra ngoài tạo nên những khó khăn trong bảo dưỡng và kiểm tra.
4. Kiểm tra hệ thống lọc khí
Bạn có thể không nghĩ được không khí cũng là một phần quan trọng của việc giúp động cơ hoạt động ổn định. Không khí cần phải đưa vào động cơ liên tục một cách không hạn chế và đứt đoạn. Bộ lọc khí giúp giữ tất cả thứ cặn như côn trùng và lá cây xâm nhập vào bên trong động cơ xe. Bạn cần phải thay bộ lọc khi vận hành xe khoảng 20.000 km.
5. Thay hệ thống dây điện và bugi
Bạn cần phải chủ động bảo vệ động cơ của xế cưng bằng việc thay bugi và hệ thống dây điện. Các nhà sản xuất và các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên thay cả bugi và hệ thống dây điện mỗi 50.000 vận hành.
6. Để ý các tín hiệu cảnh báo
Các tín hiệu cảnh báo trên xe và việc cần phải chú ý tới nó là việc hiển nhiên, tuy nhiên rất ít tài xế chú ý đến nó. Một vài đèn cảnh báo chỉ đơn giản là thông báo cho lái xe biết về những trục trặc trong hệ thống xe, và những hư tổn cần phải kiểm tra và sửa chữa. Khi đèn sáng, có nghĩa là xe bạn đang gặp những vấn đề thực sự nghiêm trọng và bạn phải chú tâm để tránh những tổn thất không đáng có xảy ra. Trong sổ hướng dẫn sử dụng sẽ kể ra chi tiết công dụng và ý nghĩa của từng loại đèn cảnh báo, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ khi sử dụng xe.
Tham khảo nhiều thông tin về ô tô hơn với chúng tôi bằng cách liên hệ qua hotline: 0767 696 696